CMC Multi-Cloud Platform - nền tảng “kết nối vạn vật”
CMC Multi-Cloud Platform là nền tảng đa đám mây của CMC Telecom. CMC Multi-Cloud Platform cho phép khách hàng sử dụng Portal CMC Cloud trực tiếp khởi tạo dịch vụ Cloud Server, quản trị các “đám mây” này trên hạ tầng tài nguyên của các “ông lớn” cloud trên thế giới, hoặc Private Cloud đặt tại Data Center của khách hàng.
CMC Multi-Cloud Platform được dựa trên Infrastructure as Code (IaC - nền tảng hạ tầng dựa trên phần mềm). Đây cũng là công nghệ tiên tiến được nhiều ông lớn công nghệ sử dụng. Nền tảng này bao gồm cả cổng thông tin quản trị, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý, tính cước và tích hợp các dịch vụ điện toán đa đám mây của các nhà cung cấp dịch vụ như: IBM, Amazon Web Services, Google, Microsoft, CMC Cloud trên nền tảng của CMC Telecom.
Khác với các nền tảng Multi-Cloud khác trên thế giới thường hoạt động dựa trên phần mềm thuần túy, CMC Telecom có lợi thế là nhà cung cấp viễn thông, có hạ tầng kết nối trực tiếp đến các Data Center của các nhà cung cấp Cloud lớn trên thế giới.
Theo đó, CMC Telecom vừa trở thành Advanced Consulting Partner (Đối tác tư vấn ủy quyền cao cấp) của AWS. Trong vòng chưa đầy 1 tháng, CMC Telecom đã lập “cú đúp” đầy bất ngờ với việc hoàn thành nâng hạng trở thành đối tác cấp cao trước thời hạn của các “ông lớn” Cloud hàng đầu thế giới. Các chuyên gia đánh giá, điều này không chỉ khẳng định vị thế tiên phong về cung cấp dịch vụ Cloud tại thị trường Việt Nam, mà còn là thể hiện sự chuyên nghiệp của đội ngũ kinh doanh, kỹ thuật CMC Telecom.
Ông Lê Anh Vũ - CIO CMC Telecom cho biết: “Mô hình Multi-Cloud giúp doanh nghiệp sử dụng được nhiều mục đích kinh doanh trên các nền tảng, bên cạnh đó còn được thừa hưởng những tiện ích từ nhà cung cấp mang lại”.
![]() |
CMC Multi-Cloud là nền tảng duy nhất tại Việt Nam kết nối trực tiếp đến Cloud của AWS, Google Cloud và Microsoft |
Đại diện CMC Telecom khẳng định, sử dụng nền tảng CMC Multi-Cloud mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lĩnh vực: dịch vụ, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các doanh nghiệp đa quốc gia…
Bên cạnh đó, CMC Telecom có thể linh hoạt cung cấp dịch vụ với gói cước từ 5Mbps - 10Gbps tới trực tiếp Data Center của khách hàng. CMC Telecom sở hữu 3 Data Center trung lập đạt chuẩn Tier 3 với chứng chỉ bảo mật PCI DSS đầu tiên tại Việt Nam. Không những vậy, những doanh nghiệp nhỏ không có trung tâm dữ liệu vẫn có thể đặt trung tâm dữ liệu ở Việt Nam, dựa trên hạ tầng của CMC Telecom với đường truyền bảo mật.
Miễn phí sử dụng dịch vụ CMC Cloud trong tháng 7
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng, CMC Telecom triển khai chương trình “Lên mây tháng 7, ưu đãi hết sẩy”. Cụ thể, từ ngày 1 - 31/7/2021, khách hàng được tặng 1 tháng dùng thử miễn phí dịch vụ CMC Cloud, đồng thời giảm 30% cho các khách hàng lần đầu sử dụng CMC Cloud. Chương trình được áp dụng cho 3 sản phẩm của CMC Cloud là: Elastic Compute, Elastic GPU, CMC Storage S3.
![]() |
Chương trình ưu đãi tháng 7 dành cho các sản phẩm của CMC Cloud |
Elastic Compute và Elastic GPU là những sản phẩm đặc thù cho phát triển và vận hành các ứng dụng AI, Big Data, xử lý đồ hoạ phức tạp… phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng có nhu cầu đa dạng.
Trong khi đó, Elastic Compute cho phép người dùng khởi tạo theo nhu cầu hàng loạt các tài nguyên máy chủ ảo bao gồm: CPU, RAM, dung lượng Storage và hệ thống Networks; mà không cần phải đầu tư thiết bị phần cứng tại Data Center. Elastic GPU cung cấp nhu cầu chuyên biệt cho khách hàng xử lý và ứng dụng công nghệ mới.
Đồng thời, CMC Storage S3 cho phép khách hàng lưu trữ theo đối tượng được xây dựng và truy xuất với khối lượng lớn và ở bất kỳ đâu như: ứng dụng của công ty, các trang web và ứng dụng di động từ bộ cảm biến IOT hoặc các thiết bị khác.
Chia sẻ về phương hướng nghiên cứu phát triển các gói sản phẩm CMC Cloud, ông Lê Anh Vũ - CIO CMC Telecom bày tỏ: “CMC Cloud được CMC Telecom nghiên cứu, phát triển và làm chủ công nghệ để chuyển giao những kỹ năng, kiến thức tiên tiến. Nhờ đó, nền tảng này giúp khách hàng rút ngắn thời gian, an toàn và tiết kiệm chi phí trên con đường chuyển đổi số, với tinh thần: “It’s not CMC Cloud, It’s your Cloud”.
Đăng ký dùng thử miễn phí và nhận nhiều ưu đãi từ CMC Cloud qua website: https://cloud.cmctelecom.vn/ |
Thúy Ngà
" alt=""/>Ưu đãi đặc biệt cho khách hàng sử dụng CMC MultiCác chuyên gia Bkav cho hay, năm 2022 mã độc Macro đã bùng nổ với hơn 1,5 triệu máy tính của người dùng Việt Nam bị lây nhiễm dòng malware này. Sau khi xâm nhập vào máy, mã độc tiến hành thu thập thông tin, cài cắm các mã độc khác và đặc biệt sẽ tìm, lây lan sang các file tài liệu khác để phát tán mạnh hơn nữa.
Đứng thứ 2 top lây nhiễm trong năm qua là mã độc đánh cắp file dữ liệu FileStealer, xâm nhập 750.000 máy tính. Con số lây nhiễm "khủng" này là nhờ việc mã độc kết hợp giữa phát tán qua USB và giả mạo icon các phần mềm PDF, MS Office, khiến người dùng lầm tưởng mã độc là các file tài liệu và mở chúng lên. Khi được kích hoạt, FileStealer tìm kiếm toàn bộ các file định dạng .doc, docx, xls, xlsx, pdf... gửi về máy chủ của hacker.
Nguy hiểm hơn, mã độc PasswordStealer có thể “xuyên thủng” cơ chế xác thực 2 bước. Dòng mã độc này lây nhiễm hơn 525.000 máy tính tại Việt Nam trong năm qua, với hơn 15.000 biến thể, đánh cắp và chiếm đoạt tài khoản Facebook, Gmail, tài khoản ngân hàng, ví điện tử... của nạn nhân.
Cũng theo hống kê của Bkav, 180.000 máy tính trong các cơ quan, tổ chức Việt Nam bị nhiễm mã độc APT trong năm vừa qua. Con đường phát tán chủ yếu vẫn là gửi email với nội dung dụ dỗ hoặc thúc giục mở file đính kèm. Mã độc kích hoạt ngay khi người dùng mở file, từ đó âm thầm hoạt động trên máy tính nạn nhân: cài đặt thêm các module thành phần khác để điều khiển từ xa, đánh cắp dữ liệu, leo thang đặc quyền, lợi dụng thiết bị để tiếp tục hành vi tấn công len sâu hơn vào hệ thống của cơ quan, tổ chức...
Năm 2022, các chuyên gia Bkav ghi nhận chiến dịch tấn công ransomware quy mô lớn, nhắm vào các máy chủ chứa dữ liệu kế toán. Theo ghi nhận, năm 2022, có tới hơn 14.500 máy nhiễm ransomware. Trong đó, các máy chủ chứa dữ liệu kế toán là một trong những đích nhắm của tội phạm.
Tại Việt Nam, có tới 40% người dùng không sao lưu (backup) dữ liệu, hoặc thực hiện không đúng cách dẫn đến những thiệt hại nặng nề, không thể khôi phục lại dữ liệu khi không may trở thành nạn nhân của tấn công ransomware.
Năm 2022, lừa đảo tài chính online bùng nổ và khiến nhiều người trở thành nạn nhân với những hình thức phổ biến như lừa đảo nâng cấp SIM, gọi điện mạo danh, SMS Brandname giả mạo… Ngoài ra, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức mới khi có tới 6,8 triệu người tham gia thị trường tiền mã hoá.
Theo dự báo, năm 2023, lừa đảo qua hình thức gửi tin nhắn, gọi điện sẽ tiếp tục phổ biến khi hacker có thể kiếm tiền dễ dàng với các phi vụ lên tới hàng tỷ đồng. Dù nhận thức của người dùng đã được cải thiện, hacker sẽ ngày càng có thêm nhiều thủ đoạn tinh vi. Nguồn lợi tài chính hấp dẫn cũng sẽ khiến mã độc mã hóa tống tiền tiếp tục nở rộ trong năm tới. Các chuyên gia dự báo, tấn công APT nhằm mục đích gián điệp sẽ gia tăng trong năm 2023.
![]() | ![]() |
Clip Thư Kỳ vui đùa tại sự kiện:
Mỹ Hà
Ảnh: Sina, Instagram NV
Clip: Instagram NV
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.